Lễ hội gội đầu
Với người phụ nữ Thái, thì việc gội đầu nó là một nghệ thuật truyền thống, ứng với cách gọi Tăng Cẩu tức là những búi tóc sẽ được văng cao hơn đỉnh đầu. Thú vị nằm ở chỗ, trong nền văn hóa của dân tộc Thái thì đó chính là cách để nhận biệt người phụ nữ nào đã có gia đình. Bên cạnh đó, tóc của gái Thái dài ngất ngưởng, hiếm có ai cắt tóc ngắn, họ thường búi cao rồi cài một chiếc trâm bạc để cố định, chiếc trâm không chỉ tô thêm vẻ đẹp của một cô sơn nữ vùng cao mà còn thể hiện được thứ bậc của họ trong gia đình. Mái tóc đen là do không dùng các loại hóa chất như ở dưới miền xuôi, thay vào đó họ gội bằng lá cây rừng để dưỡng tóc.
Tộc Thái quan niệm rằng, việc mà người phụ nữ gội đầu có sự rằng buộc mật thiết đến tính an nguy của người chồng, nhất là khi chồng họ đi làm ăn xa hay thực hiện những công việc nguy hiểm. Nếu nói chi tiết hơn thì để đảo bảo cho sự an toàn của chồng mình, các cô gái sẽ không gội đầu cho tới khi chồng họ trở về.
Vài tháng không gội là chuyện bình thường, nhưng tại sao tóc họ vẫn đen và mượt, có lẽ bí quyết để tóc luôn sạch mà không bị gàu thì phải nói đây là một nghệ thuật truyền thống “Họ thường dùng nước vo gạo nếp dưới dạng đặc, sau đó để cho hỗn hợp trở nên sền sệt cũng mất khoảng hai ngày, tới khi mùi khó ngửi được bốc lên là quy trình tạo ra sản phẩm gội đầu của người Thái cũng được hoàn thiện”.
Nhưng tại sao người ta lại gọi đó là lễ hội… Đơn giản bởi vì nó độc và nó lạ. Nếu ai đó muốn một lần được tận hưởng cái cảm giác độc đáo đó thì có thể tìm đến các con suối ở Phù Yên, xã Ngọc Chiến - Mường Lay – Quỳnh Nhai.